Bootstrap

“Phước cho những người có lòng thương xót, vì sẽ được thương xót” (Ma-thi-ơ 5:7)

Bible Commentary / Produced by TOW Project and Partners

Nếu chúng ta được nhận lãnh phước lành thứ hai khi đau buồn về những thất bại của bản thân và được nhận lãnh phước lành thứ tư nhờ có những mối liên hệ đúng đắn, thì chúng ta sẽ dễ dàng bày tỏ lòng thương xót cho những người chúng ta gặp tại nơi mình làm việc hoặc bất kỳ nơi nào khác. Thương xót là khi chúng ta đối đãi với người khác tốt hơn mức độ họ xứng đáng nhận. Tha thứ là một hình thức của sự thương xót. Việc giúp đỡ những người chúng ta không có trách nhiệm phải giúp đỡ, hay không lợi dụng điểm yếu của người khác cũng là sự thương xót. Thương xót chính là động lực trong việc Đấng Christ xuống thế làm người, chịu chết và phục sinh. Nhờ Ngài, chúng ta được tha tội và nhận được sự giúp đỡ từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời (I Cô 12). Lý do vì sao Thánh Linh lại bày tỏ lòng thương xót đối với chúng ta đơn giản vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta (Giăng 3:16).

Trong môi trường làm việc, lòng thương xót là điều rất thực tiễn. Chúng ta phải giúp đỡ người khác đạt được kết quả tốt nhất mà không phụ thuộc vào suy nghĩ của chúng ta về họ. Khi chúng ta giúp đỡ người cùng làm việc mà chúng ta không thích hay là người đã từng làm tổn thương chúng ta trong quá khứ, thì lúc đó chúng ta đang bày tỏ lòng thương xót. Khi chúng ta báo cho những thí sinh dự thi sau mình rằng các giám khảo không được vui vẻ cho lắm, dù điều này có thể giúp họ chiếm ưu thế, thì đó là lòng thương xót. Khi nhân viên thuyết trình cho đối thủ cạnh tranh của chúng ta có con bị bệnh và chúng ta đồng ý dời lại buổi thuyết trình với khách hàng để nhân viên đó không phải chọn lựa giữa việc chăm sóc con hay thuyết trình để giành hợp đồng, đó là hành động của lòng thương xót.

Những hành động bày tỏ lòng thương xót như trên có thể tước mất những ưu thế của chúng ta. Tuy nhiên, chúng đem lại ích lợi cho công việc của chúng ta cũng như ích lợi cho người khác. Giúp đỡ những người chúng ta không thích có thể giúp nhóm làm việc của chúng ta đạt mục tiêu, mặc dù điều đó có thể không đem lại ích lợi gì cho bản thân. Trong trường hợp nhân viên thuyết trình của đối thủ cạnh tranh có con bị bệnh, nếu quyết định dời lại buổi thuyết trình của các bạn không có lợi cho công ty, thì nó đem lại lợi ích cho khách hàng của các bạn, khi họ có thêm sự lựa chọn. Nền tảng của lòng thương xót là đem lại ích lợi cho người khác thay vì cho bản thân.

Một tổ chức có sự tha thứ trong môi trường làm việc sẽ đem lại những kết quả bất ngờ, sẽ góp phần nâng cao kết quả công việc. Trong một môi trường làm việc thiếu sự tha thứ, nếu một ai đó phạm lỗi, họ sẽ không dại gì nói ra và hy vọng không bị ai phát hiện và chỉ ra lỗi lầm của họ. Điều này sẽ làm giảm chất lượng công việc trong hai khía cạnh. Thứ nhất, khi sai phạm bị che giấu, thì sau đó sẽ rất khó để giải quyết. Thử tưởng tượng một công nhân làm sai khi thi công móng của công trình xây dựng. Đây là điều rất dễ sửa chữa nếu được phát hiện sớm. Nhưng sẽ tốn kém rất nhiều chi phí để sửa chữa một khi công trình đã được xây lên và phần móng đã bị chôn vùi bên dưới. Thứ hai, những kinh nghiệm tốt nhất rút ra từ những thất bại. Soichiro Honda có nói, “chỉ có thể đạt được thành công sau nhiều lần thất bại và rút kinh nghiệm. Trên thực tế, thành công chỉ đại diện cho 1% của công việc mà các bạn đã rút ra từ 99% mà chúng ta gọi là thất bại.”[1] Tổ chức sẽ không có cơ hội để rút kinh nghiệm nếu những sai trật không được phơi bày.